Phương pháp “dưỡng sinh 12 giờ” vốn là nét tinh hoa chăm sóc sức khỏe Đông y nổi tiếng. Nương theo quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ, cơ thể cũng dung hoà tuân thủ theo nguyên lý đó.Theo quan niệm cổ xưa, mỗi một canh giờ sẽ tương ứng với hoạt động của những phủ tạng khác nhau. Vì thế, nếu biết cách dưỡng sinh phủ tạng theo canh giờ, chúng ta có thể đạt hiệu quả gấp bội trong việc bảo vệ sức kh
23:00~1:00: Thời gian quyết định sức sống của ngày kế tiếp
Con người hoạt động trong ngày chủ yếu là dựa vào dương khí, bởi vậy giờ Tý là khoảng thời gian quan trọng nhất để dưỡng khí. Đây chính là thời điểm gan làm nhiệm vụ, chịu trách nhiệm thực thi công việc được cơ thể “giao phó” – sinh dương khí (loại năng lượng tích cực) quyết định sức sống của ngày kế tiếp. Hãy tận dụng thời gian này, hỗ trợ gan đào thải độc tố, tái tạo năng lượng cùng như cân bằng nội tiết tốt bằng cách tạo một môi trường yên tĩnh giúp gan dễ dàng được nghỉ ngơi và phục hồi.
1:00~3:00: Không được quấy rầy, cơ thể cần giấc ngủ sâu
Tôn trọng giấc ngủ và duy trì một giấc ngủ sâu là bí quyết hàng đầu hỗ trợ đắc lực vào quá trình sản sinh dương khí. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ năng lượng đủ đầy cho cơ thể. Nhờ đó, quá trình thải độc gan sẽ được hoàn thiện nhanh hơn, cơ có thời gian tận hưởng nhiều hơn, tái tạo sâu hơn.
3:00~5:00: Giấc ngủ sâu – “người bạn đồng hành tốt” của lá phổi
Khoảng thời gian này chính là thời điểm phổi hoạt động mạnh mẽ nhất, chịu trách nhiệm phân phối và điều khí huyết khắp cơ thể. Một giấc ngủ sâu trong giai đoạn này sẽ giúp bạn sớm mai thức dậy tràn đầy khí sắc. Da dẻ hồng hào, tinh thần dồi dào.
Một giấc ngủ sâu là cách tốt nhất để dưỡng phổi, hạn chế nguy cơ suy nhược phổi thường gặp.
5:00~7:00: Uống nước ấm để bài độc
Đại tràng sẽ thức dậy và bắt đầu công việc trong khoảng thời gian 5:00 – 7:00. Đây được ví như khoảng thời điểm “vàng” giúp cơ thể bài trừ cặn bã, độc tố dư thừa. Bởi vậy, ngay lúc tỉnh giấc, hãy nuôi dưỡng thói quen bổ sung một cốc nước ấm, giúp ích rất nhiều cho quá trình thải độc cơ thể.
7:00~9:00: Ăn sáng để bảo vệ dạ dày
Bạn nhất định nên ăn sáng trong khoảng thời gian này, vì đây là thời điểm dạ dày hoạt động tối ưu công suất, tăng tốc độ co bóp cực đại. Nếu không ăn sáng, đồng nghĩa với việc dạ dày đã không được ăn sau một giấc ngủ dài, dễ dẫn đến việc dạ dày lâm dần vào trạng thái điều tiết kém, gây đau, viêm loét…
9:00~11:00: Là thời gian hoạt động của Lá Lách
Tại thời điểm này, não bộ tập trung toàn bộ năng lượng, hoạt động mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất trong ngày. Hãy tận dụng điều đó, “dưỡng” não!
Khoảng thời gian này cũng là lúc lá lách sẽ tiến hành chuyển hoá giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, tái tạo tế bào và cải thiện chức năng cảm giác tốt nhất.
11:00~13:00: Thời gian nghỉ trưa dưỡng tâm
Giữa trưa, tâm kinh vượng nhất, thích hợp để dưỡng tâm, định thần và nghỉ ngơi. Không cần một ngủ quá lâu, bạn chỉ cần ngủ 10 – 15 phút là đủ, cũng rất tốt cho tim.
13:00~15:00: Ruột non hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quá
Theo quỹ đạo vận hành, thời điểm này ruột non chính thức tiếp nhận tín hiệu làm việc từ các bộ phận khác. Tiến hành phân chia những chất sạch và bẩn, dọn rác và khơi thông. Làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và vận chuyển trơn tru đi khắp cơ thể. Tăng thanh khí, giảm khí đục, đưa các chất cặn bã vào đại tràng. Đây là một quá trình dưỡng sinh đông y được đánh giá là cách tốt nhất để mọi chuyển hoá trong cơ thể được diễn ra bình thường, phối hợp ăn ý cùng dạ dày, bàng quang và thận.
15:00~17:00: Bàng quang cần có nước “yểm trợ”
Uống nước trong khoảng thời gian này giúp bảo vệ sức khỏe của bàng quang và tạo điều kiện tốt cho quá trình bài xuất loại bỏ chất cặn bã. Nước làm mờ chất cặn và đẩy chúng ra khỏi cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện, giảm nguy cơ sỏi thận và bảo vệ hệ tiết niệu.
17:00~19:00: Thời điểm dưỡng thận hữu hiệu
Lúc này, thận bắt đầu tiếp nhận quá trình làm việc sâu hơn. Bổ sung các thực phẩm và đồ uống có lợi cho thận vào thời điểm này giúp tăng cường chức năng thận và duy trì sự cân bằng nội tiết.
Đậu đen và bột mè đen là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe thận. Chúng cung cấp các dưỡng chất quan trọng như protein, chất xơ và các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, nước cam tươi hoặc nước trái cây tự nhiên cũng có tác dụng giúp bổ thận.
19:00~21:00: Thả lỏng và thư giãn thân tâm trí
Từ 7 giờ tối đến 9 giờ là khoảng thời gian tim hoạt động nhiều nhất. Trong lúc này, hãy tận dụng làm cho tâm trạng trở nên thoải mái, tạo điều kiện cho cơ thể được thư giãn. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và trạng thái tâm lý tích cực của bạn.
Những người tim không tốt hoặc thường gặp vấn đề bệnh lý về tim mạch, lúc này có thể nhấn vào các huyệt đạo của tim, như huyệt Nội quan.
21:00~23:00: Bình tĩnh dưỡng sinh
Lúc này cơ thể đang trải qua giai đoạn của Tam Tiêu. Tam Tiêu đảm trách nhiệm phục vụ tuần hoàn khí huyết toàn thân, lưu thông máu huyết để giữ cho cơ thể có thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Đi ngủ thời gian này, giúp điều chỉnh và dưỡng khí trong lục phủ ngũ tạng, rất có lợi cho cơ thể.
Dưỡng sinh theo đông y, đặc biệt là phương pháp 12 giờ là một gợi ý quản lý cơ thể khoa học, hữu dụng. Hãy lắng nghe cơ thể, hiểu và tôn trọng sự tương quan giữa thời gian và chu kỳ hoạt động của cơ thể để sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày!
Xem thêm: Dưỡng sinh đông y: Bộ 3 “pháp bảo” bất hủ của danh nhân cổ đại